Những ghi chép tiếp theo của Random note #16: Branding
Một ghi chép hệ thống hơn, không còn là những lát cắt và những suy nghĩ bất chợt. Thực ra bài viết này nên được đặt tên là: 5 điều tôi học được khi đang học, làm, và quan sát về brand.
1. Nhớ lại các trải nghiệm
Trải nghiệm 1: Mua hàng ở tạp hoá gần nhà, tại sao có những quán tạp hoá mình cứ thích đi đến đúng cô bán hàng đó mới cảm thấy thoải mái?
Trải nghiệm 2: Tết đến muốn đi mua giày mới, tại sao những brand như Nike hay Adidas cứ xuất hiện đầu tiên trong đầu?
Trải nghiệm 2: Các khách sạn 4-5 sao gần gần nhau, giá gần ngang nhau nhưng lại có những CẢM NHẬN khác nhau về mỗi khách sạn, vì sao?
2. Làm brand là làm gì?
Brand không tồn tại ở dạng vật lý, không thể cầm nắm được. Brand nằm ở TÂM TRÍ của người tiếp xúc với nó.
Hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng được hình thành qua các ĐIỂM CHẠM trên hành trình mua hàng.
Các điểm chạm sẽ tạo ra những ấn tượng, ký ức, hình ảnh thân quen.
Và người làm Brand là người TẠO RA và QUẢN LÝ các điểm chạm & ký ức đó.
Fact1: Làm branding không chỉ là việc có 1 cái logo đẹp, một bộ mặt ưa nhìn, một vài quảng cáo thu hút, mà quan trọng là phải quản lý được chuỗi các điểm chạm với khách hàng.
Fact2: Làm branding không nhất thiết chỉ nói về sản phẩm và dịch vụ của mình
Một định nghĩa brand từ gốc khá thú vị:
Từ “Brand” có nguồn gốc từ chữ “Brand” trong tiếng Bắc Âu, có nghĩa là “đốt cháy, nung nóng” đề cập đến việc những người chủ trang trại “đốt cháy, nung nóng” miếng kim loại và đóng dấu lên đàn gia súc của họ để phân biệt giữa đàn gia súc này và đàn gia súc khác.
Bằng cách này, người mua có thể dễ dàng phân biệt & tìm kiếm những đàn gia súc có thương hiệu gắn liền với chất lượng vượt trội.
Do đó, về cơ bản “Brand/Thương hiệu” là khái niệm giúp phân biệt những thứ giống nhau & thúc đẩy sự lựa chọn cuối cùng thông qua việc tạo sự khác biệt bằng tập hợp những thứ mà nó đại diện (chất lượng, uy tín, hình ảnh,..)
3. Một vài ví dụ
Khi muốn mua sịp, KH nam giới sẽ nhớ đến tên Coolmate và đánh “Coolmate” hoặc “sịp coolmate” hoặc “coolmate.me” vào thanh tìm kiếm
Nhìn cái box đen, cái thank you card, cây thước, câu “trong cuộc sống có quá nhiều sự lựa chọn,..” KH nghĩ ngay tới Coolmate
Bạn nghĩ đến ai khi nghe đến các từ sau:
- 3 sọc
- just do it
- Nút “home”, màu trắng
- Air Force, Air Jordan
- Superstar, Stan Smith
- Diệt khuẩn 99%
4. Làm brand manager là làm gì?
Khi tìm kiếm “mô tả công việc brand manager” hoặc “tuyển dụng brand manager” sẽ có những mô tả cụ thể:
Theo định nghĩa ban đầu thì có thể nhóm lại các công việc thành các cụm dễ nắm bắt hơn:
5. Người làm brand manager của một công ty
Với những công ty lớn và đã có lịch sử brand lâu năm, brand manager sẽ là những người có kiến thức và kỹ năng được tuyển vào để tiếp tục duy trì thương hiệu, vốn đã có sẵn nền tảng.
Với những công ty mới thành lập hoặc thương hiệu non trẻ (dưới 5 năm), theo quan sát của mình thì người thực sự làm và định hình brand đó là người chủ hoặc CEO, tóm lại là người đứng đầu – nếu người chủ của thương hiệu đó để ý và quyết tâm làm thì nó mới thành thương hiệu, và ở một góc độ nào đó thì thương hiệu đó cũng phản ánh quan điểm cũng như tính cách của người đứng đầu của nó.
Continue learning to take more note.
Pingback: Random thought #16: Brand là gì, làm brand là làm gì – Xuan Lan Nguyen