Change behaviour not changing mind

Thay đổi suy nghĩ của người khác cần nhiều thời gian và nỗ lực. Đặc biệt là với marketing, thay đổi suy nghĩ của khách hàng về một khái niệm hay thương hiệu là mục tiêu hàng đầu nhưng không thể thấy ngay hoặc tác động ngay lập tức để thay đổi được số đông.

Nhưng thay đổi hành vi thì có thể đơn giản hơn, liệu có thể thay đổi hành vi trong khi suy nghĩ chưa đổi không? Và các hành vi thay đổi khi được lặp lại thì có khả năng thay đổi cả suy nghĩ không?

Thay đổi hành vi bằng cách để ý đến những điểm chạm

Câu chuyện 1: Bạn Ca kén ăn, và mình thay đổi việc bày biện bữa ăn thay vì ở chén ra KHAY. Lượng ăn là như nhau, cũng chừng đó món, nhưng được bày lên dưới một hình thức khác bắt mắt và lạ hơn. Kết quả là ăn sạch sẽ.

Vấn đề ở chỗ, cứ mỗi ngày bạn lại thích thú với cái khay ăn như thế, lại là cơ hội để bạn hiểu là đồ ăn thì ngon, và từ đó bạn lại CHỦ ĐỘNG đòi ăn.

Hành vi đã được thay đổi, và liên tiếp như thế đã thay đổi luôn cả suy nghĩ.

Câu chuyện 2: Khách hàng có thể thích một thương hiệu đồ lót nam nào đó và chưa biết đến mình. Tuy nhiên lại lướt Facebook thấy một deal combo 3 quần giá tốt và màu sắc kiểu dáng có vẻ hợp với mình. Dù không có nhu cầu nhưng khách có khả năng mua (hành vi thay đổi) và dùng thử. Trong quá trình dùng thử lại thấy mát mẻ thoáng mát nhưng giá tốt hơn thương hiệu mình hay mua nên lần sau khi có nhu cầu mua quần lót, có thể lại tìm đến thương hiệu mình để mua (suy nghĩ thay đổi).

Rõ ràng hành vi một người có thể được thay đổi bằng cách thay đổi cách tiếp cận hoặc bày trí ở điểm chạm giữa họ và sản phẩm/ dịch vụ, trong khi suy nghĩ của người đó chưa thay đổi. Và nếu hành vi này được lặp lại đủ thường xuyên, nó có thể thay đổi cả suy nghĩ của người khác.

Hệ thống 1,2 và cách chúng ra ra quyết định.

Có 2 hệ thống trong não quyết định cách hành vi của con người: Hệ thống 1 & Hệ thống 2

Hệ thống 1 được xử lý và hành động trong vô thức, rất nhanh như bản năng: Thấy nguy hiểm thì né, sáng ra sát tới giờ thì dậy đi làm, 2+2=4

Hệ thống 2 được xử lý chậm hơn, cần nhiều thời gian và năng lượng để ra quyết định, kiểu 12×34 = bao nhiêu (mất tí não và thời gian để nghĩ chứ không đưa ra câu trả lời ngày được). Điều gì mới, lần đầu tiên gặp thì đều được hệ thống 2 này xử lý, quen dần thì nó trở thành vô thức và đi vô hệ thống 1.

Ví dụ như việc học lái xe hơi, lúc đầu không biết cứ phải dò thắng do ga dò cần số. Nhưng khi đã chạy nhiều quen rồi thì cứ auto đạp và gạt cần không phải nghĩ nữa.

Brand cũng vậy, nếu để khách hàng nhìn và trải nghiệm sản phẩm đủ lâu và nhiều, nó sẽ trở thành dữ liệu của hệ thống 1, tự khắc quyết định mà không cần nghĩ nữa.

Điều này lý giải việc thay đổi hành vi là quan trọng, dù chưa thể thay đổi suy nghĩ ngay lập tức, vì nó như cánh cửa để từng bước đi vào tâm trí khách hàng.

Tác động đến hành vi bằng cách nào?

  • Thay đổi UX/UI để hướng khách hàng trải nghiệm và cảm nhận được giá trị tức thì
  • Luôn có sự rõ ràng về lợi ích nhận được
  • Sự mất mát/ phạt nếu có để ngăn chặn 1 hành vi bất kỳ cũng là 1 cách.

Ví dụ như việc phạt 50k nếu ai không để dép lên kệ, có sự mất mát về lợi ích nên hành vi buộc phải thay đổi. Lâu dần thì có thể thay đổi suy nghĩ cần gọn gàng và tự giác trong việc

  • Sự khan hiếm cũng là một cách. Ví dụ có những sản phẩm được ghi chú *chỉ được mua 1sp/khách hàng cũng khiến việc hành động diễn ra nhanh hơn và kích thích trải nghiệm dù ban đầu không có ý định mua.
  • Đang tìm kiếm tiếp

Mình rất vui nếu bạn đọc đến đây và cứ thoải mái để lại bất kỳ bình luận nào để cùng giao lưu với nhau nha.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *