Growth Marketing là gì? Nó phù hợp với công ty dạng nào? Nó khác gì với Marketing truyền thống? Và làm sao để triển khai Growth Marketing?
Bài viết này mình viết cho chính bản thân mình, khi đây là những câu hỏi liên tục xuất hiện trong đầu mình trong thời gian bắt đầu và phát triển Coolmate.
Đầu tiên, Growth Marketing dịch thô đơn giản là Marketing ra số. Số ở đây là những thứ có giá trị và liên quan trực tiếp đến sự sống còn của tổ chức, số có thể là số tăng (thường là số order, giá trị đơn hàng, doanh thu, CLV) hay số giảm (CPC, CPO, CPA),… Growth Marketing quan trọng vì không có số thì coi như toi.
Quan điểm của mình khi triển khai Growth Marketing:
1.Growth Marketing khác Digital Marketing, khác Sales
Cùng là mục đích làm mọi cách để tăng trưởng giá trị cho công ty, nhưng Growth Marketing khác Sales ở chỗ, thay vì tập trung vào top funnel (Digital) bằng việc quảng cáo, phát triển channel, hay tập trung vào middle funnel (Sales) thì Growth Marketing tập trung vào scope of work rộng hơn, và chịu trách nhiệm cho chính biz chứ không chỉ một chức năng/ phòng ban.
Làm Growth Marketing có nghĩa là bạn sẵn sàng thay đổi/ điều chỉnh/ tối ưu chính sản phẩm, thông điệp, kế hoạch, hay thậm chí định vị để tìm được công thức nào sẽ giúp biz tăng trưởng được.
Làm Growth Marketing có nghĩa là có lúc bạn ngồi revise một copy để A/B test cho Facebook Ads, lúc khác bạn phụ trách design lại layout trang sản phẩm cho UX tốt hơn, và lúc khác nữa bạn có thể ngồi xem các dòng meta liệu có chuẩn SEO không, và chiến lược để tạo phễu cho sản phẩm mới sắp tới là gì.
2. Growth Marketing cần có một/ một vài metrics dẫn đường
Mà mình hay gọi là Metrics That Matter
Không thể tăng/ giảm một giá trị nào mà không có tiêu chuẩn đo lường được. Và Key-Metrics chính là kim chỉ nam các hoạt động của Growth Marketing. 3 điều mình học được từ Key-Metrics:
Một là, Key-Metrics và mức chuẩn cho Key-metrics ở mỗi giai đoạn phát triển là khác nhau, không nhất thiết phải stick vào metrics nào xuyên suốt nếu nó không mang lại sự tăng trưởng chung.
Hai là, chỉ nên có 1-3 key-metrics trong 1 giai đoạn. Quá nhiều nghĩa là không có gì, và không có gì thực sự quan trọng, trong khi nguồn lực là có giới hạn.
Ba là, triển khai Metrics That Matter cần có sự đồng thuận của cả team, từ BOD đến đội nhóm, để mọi người đều hiểu trong lúc này mình đang phấn đấu vì điều gì.
3. Khoảng cách giữa Good metrics và bad metrics là rất gần.
Theo Lean Analytics, định nghĩa good metrics là tập hợp của:
Bạn cần một metric để hành động, chứ không phải một metric chỉ xem cho biết/ cho vui.
4. Data-driven is a must
Chuỗi các hoạt động xây dựng giả thiết, kiểm chứng, learning, tối ưu đều dựa trên dòng chảy của data. Everyone can lie, but data doesn’t. Có được một hệ thống track chuẩn chỉ data là điều cần làm đầu tiên.
5. Growth marketing là nỗ lực của một team, không phải một cá nhân
Dưới đây là một framework của một Growth Marketer theo Buffer:
Tons of thing actually. Và tất nhiên là không thể làm tốt nếu một mình được.
Growth Marketer không có nghĩa là làm việc chăm chỉ, mà là result-oriented. Làm sao cũng được miễn đạt được goal. Growth Marketer cần một chút growth hacking, không ngại sai lầm và có thể là nghi ngờ từ mọi người, để thử nghiệm có kiểm soát giả thuyết đặt ra.
Bài viết này nên được đặt tên lại là: 5 things I learned as a learning Growth Marketer.