Anh Hải có một bài viết rất hay về các loại content vào tuần trước: (Link cho bạn nào chưa đọc: http://bit.ly/2Zlx6RF). Trong đó có một ý quan trọng là hầu hết mọi người chỉ viết mỗi loại đầu tiên (content dạng quảng cáo) mà chưa viết qua các loại khác như Editorial, Advertorial, Story Telling. Đây là bài viết bao quát khá thực tế và đẩy đủ để bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc của người làm content. Rất nên đọc.
Tuy nhiên, đến khi hiểu rồi thì bắt đầu như thế nào? Mình trước đây cũng bị rơi vào tình trạng biết và hiểu đó, đọc rất sướng nhưng đến khi áp dụng là luống cuống không biết viết như thế nào, quá nhiều thứ trong đầu không biết phải viết cái gì xuống trước.
Và kinh nghiệm chỉ ra một quy trình sáng tạo nội dung được tổng hợp như thế này:
Bắt chước – hiểu nguyên lý – thay đổi nhỏ – thay đổi lớn – thay đổi toàn bộ – sáng tạo cái mới
1. Bắt chước.
Ừ bắt chước thiệt, tìm ông đứng đầu ông đang làm ngon nhất nhiều like share nhất và clone cái ý tưởng đó, customize thành cái của mình. Vậy là bạn đã có được cái khung hoàn chỉnh đầu tiên.
Việc bắt chước ở đây không phải là đánh cắp idea của người khác, mà là việc bạn có đang làm market research kỹ lưỡng không, có đang lắng nghe khách hàng nói gì không hay đập vô là đưa ra ý kiến chủ quan của mình.
Bottom line: Một cách đơn giản nhất là lên Facebook, search keyword/ sản phẩm mà bạn đang muốn bán. Chọn post/ page và dành thời gian để xem nội dung lẫn comment của khách hàng.
Ví dụ:
2. Hiểu nguyên lý.
Bằng việc customize nội dung của mình dựa trên nội dung ngon nhất mình biết, bạn đang thực hành cách lên format, bố cục nội dung, thêm thắt những tình huống/ chi tiết lôi cuốn người đọc. Qua đó hiểu được với mỗi loại content, thì sẽ có những thành phần nào, dẫn dắt như thế nào, nguyên liệu nào phải có.
Vd như ảnh dưới, content có keyword mong muốn với nhiều like comment nhất, thì nội dung đang có:
- Title nhắc đến sản phẩm – mùa/ thời tiết như một lý do để mua
- Có icon gây chú ý
- Có giá ngay đoạn đầu tiên
- Có tình tiết khan hiếm (con người hay tham mà)
- v..v
Hay như đoạn dưới:
- Hướng dẫn cách đặt hàng
- Khẳng định vấn đề giao hàng/ đổi trả
- Hình ảnh header có visualize đặc tính sản phẩm
Ô cê vậy là hiểu được những thành phần cần có rồi ha. Mình cũng làm y vậy với nội dung và hình ảnh của mình.
3. Thay đổi nhỏ – thay đổi lớn – cải tiến toàn bộ
Optimize là đây chứ đâu. Đoạn này cần 3 thứ: Khả năng quan sát – Kỹ năng đo lường – Sự kiên trì.
Đừng nghĩ là đùng cái mình nghĩ ra luôn một nội dung hay cái gì đó hoàn toàn mới mẻ chưa từng xuất hiện trên đời. Mà nên bắt đầu từ những cái nhỏ trước.
Đây cũng là bài học khá đắt của tụi mình ở Coolmate trong khâu sản xuất. Khởi nghiệp với ý tưởng bán áo thun quần lót thì có gì đó sai sai, vì ngoài kia đã có 1000 shop online lẫn offline bán những món đó rồi. Do đó team luôn nghĩ rằng cần phải tạo ra một sản phẩm hoành tráng mới lạ ngay từ đầu thì mới ăn khách được. Thực tế đã có nhiều tiền đổ vào để cho ra những sản phẩm lạ thật, vd vải organic cotton xịn xò, vd đường cắt ở cổ táo bạo, hay là in cái logo ngược. Có điều khách hàng không chấp nhận thôi :))))) Bao nhiêu người đồng ý bỏ ra hơn 600k cho một chiếc quần sịp organic cotton gì đó, bao nhiêu người đủ cá tính để bận áo thun có cổ cắt xéo một tí, và brand mình có ai biết đâu mà in ngược hay xuôi :))))))
Sáng tạo nội dung cũng vậy. Hiểu nguyên lý rồi, thì thay đổi từng cái nhỏ nhỏ trước. Liên tục đo lường xem sự thay đổi có làm traffic/ click/ CTR/ CPO thay đổi hay không. Từ cái khung đó A/B dần từng cái một để tích luỹ kinh nghiệm và công thức cho riêng mình.
Vd cùng nội dung trên thì thử đưa Giá lên Title hẳn luôn xem thế nào, ảnh visualize tính năng thay bằng ảnh người bận thực tế xem thế nào. Luôn đo lường và kiên trì từng thay đổi nhỏ, một thời gian ngắn thôi quay lại bạn sẽ thấy một nội dung hoàn toàn mới của chính bạn.
3. Sáng tạo cái mới
Hầu hết các tài liệu về growth hacking hay tư duy đột phá đều có một điểm chung đó là: Bạn cần master được cái cơ bản nhất, bình thường nhất đã, rồi mới sáng tạo ra cái mới. Điều này thực sự đúng trong thế giới marketing và kinh doanh.
Vậy nên, take a break, take it easy, keep your head down and get things done!
Update Tháng 10/2020, được truyền cảm hứng bởi cuốn sách “Nuôi dưỡng một đứa trẻ biết tư duy”, mình được biết đến một phương pháp khoa học đã được kiểm chứng của Benjamin Bloom về thang đo năng lực tư duy như sau:
Và mình nghiệm ra những quan sát bên trên không hẳn là “Hacking” như tiêu đề bài viết đã gởi mở. Các cấp độ tư duy từ Ghi nhớ, Hiểu, Vận dụng, Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo sát sườn với quy trình từ Bắt chước, Hiểu nguyên lý, Thay đổi nhỏ, Thay đổi lớn, Sáng tạo cái mới – đúng với cách não bộ chúng ta tạo ra những cái mới, chỉ là thay đổi từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh bài viết này mà thôi.
Càng đọc những cuốn sách về tâm lý, nuôi dạy con, mình càng nhận ra mỗi luận điểm rút ra đều có bằng chứng khoa học đi kèm để củng cố cho kết luận đó. Hơn hết còn mở mang cho người đọc về nguyên do từ sâu xa bên trong, để có những thay đổi từ gốc rất đáng học hỏi.