Ghi chép về những quan sát và trải nghiệm của cá nhân về “thời điểm” aka “timing”.
Chúng ta thường được dạy nhiều về “làm cái này, như thế này này”, nhưng rất ít khi có ai đó chạy chúng ta về “lúc nào thì làm”. Đặc biệt là với các tài liệu về marketing hay kinh doanh, thường cung cấp rất rõ về cái gì, làm như thế nào, nhưng hầu như không có tài liệu nào dạy về “khi nào làm”.
Cùng một việc và cách làm, nhưng thời điểm khác nhau thì kết quả thật sự khác nhau.
Bài hát happy new year được bật lên vào 27 Tết sẽ mang lại cảm xúc rất khác khi nghe vào mùng 5 Tết.
Chủ đề “con từ đâu tới” hay “giới tính” sẽ được tiếp nhận thấu suốt hơn với một em bé 4-5 tuổi so với em bé 2-3 tuổi.
Góp ý về cách cư xử của vợ/chồng sau khi mọi người ra về sẽ mang lại phản ứng rất khác khi nói ngay tại bàn ăn khi đông đủ.
Ra mắt một bộ sưu tập thu – đông vào tháng 9 sẽ mang lại hiệu ứng bán hàng rất khác so với cuối mùa vào tháng 12
1. Cần thực hành “how” trước khi học về “when”
Từ trải nghiệm cá nhân, đúng là timing thì quan trọng, nhưng không có nghĩa là what và how thì kém quan trọng hơn. Ngược lại, để biết được đúng cái when, thì phải thật nhuần nhuyễn what và how, để có thể thực hành nó chính xác hết lần này đến lần khác, và quan sát được sự khác nhau ở mỗi thời điểm.
Nghiên cứu, dấn thân với what và how, rồi nó sẽ dẫn bạn đến cái when khi sẵn sàng.
2. “Khi nào” là thứ học được với sự tỉnh táo
Thời điểm tới, và không quay trở lại nữa! Phải thật tỉnh táo và cởi mở và đôi khi cần sự nhạy bén để dự đoán và đón nhận khi nào là một thời điểm thích hợp.
Có một lần mình thấy Ca thích hình khủng long, thích mặc đồ có khủng long, nên đã đọc cho con nghe về khủng long, nhưng Ca không hứng thú tiếp thu chuyện gì khác ngoài việc nhìn hình. Cho đến một hôm tình cờ trong 1 cuốn sách có hình ảnh xương khủng long trưng trong bảo tàng, mình có nói là khủng long bây giờ chỉ còn là xương thôi, không còn trên trái đất nữa. Ca nhìn bức hình rất lâu và ngay sau đó là một loạt câu hỏi “tại sao khủng long chết, khủng long này khác gì khủng long kia, khủng long có biết bay không, hồi xưa khủng long sống thế nào,..” Ngay lúc đó, mình nhận ra đây chính là thời điểm thích hợp để kể cho con nghe về khủng long. Và đúng như rằng, Ca tiếp thu cực nhanh, chủ động tìm hiểu và không cần mẹ phải làm gì cả.
3. Now or later
Khi có câu hỏi về timing, thường sẽ có 2 phương án: làm bây giờ, hoặc đợi sau sẽ làm (chắc chắn là không có chuyện quay ngược thời gian rồi). Khác với what và how, chúng ta có thể lục lại mọi thứ và học, nhưng thời điểm quyết định cho một việc gì đó sắp triển khai chỉ có 2 phương án: now, or later.
Continue to write