Feedback Loop hay thường được gọi là vòng lặp phản hồi đang là chất bôi trơn cho năng suất và động lực làm việc của cá nhân cũng như đội nhóm, theo quan sát của mình.
Những người trung niên thích ăn ngọt biết rằng như vậy là không tốt, nhưng họ sẽ vẫn ráng ăn cho đã thèm, cho đến khi họ được chuẩn đoán mắc tiểu đường. Ngay lập tức họ điều chỉnh ngay thói quen ăn uống để giữ gìn sức khoẻ.
Bạn vẫn giữ tốc độ làm việc và sáng tạo như mọi ngày, cho đến khi bạn được giao KPI và công cụ đo đếm KPI theo thời gian thực mỗi ngày. Bạn nhận ra nếu với cách làm hiện tại bạn sẽ không thể đạt KPI và do đó làm chăm chỉ hoặc hoặc thông mình hơn để tiến tới mức KPI mong muốn.
Vòng lặp phản hồi nên được phát triển bởi mỗi cá nhân hoặc trong bất kỳ đội nhóm nào để tăng tốc độ và sự nhanh nhẹn, với 4 hoạt động OODA:
- Quan sát (Observe): thu thập dữ liệu. Tìm hiểu chính xác bạn đang ở đâu và điều gì đang diễn ra.
- Định hướng (Oriented): phân tích/ tổng hợp dữ liệu để tạo thành một bức tranh chính xác.
- Quyết định (Decide): chọn một hành động từ những lựa chọn có thể.
- Hành động (Action): thực hiện hành động, và quay lại bước 1.
Ví dụ khi áp dụng trong một công việc của performance marketing:
- Quan sát (Observe): thu thập dữ liệu. Tìm hiểu chính xác bạn đang ở đâu và điều gì đang diễn ra.
Hôm nay CPO đang ở mức 55k, spending đang chiếm gần 15% revenue, trong khi KPI được giao là CPO dưới 50k, spending chiếm 12% revenue
- Định hướng (Oriented): phân tích/ tổng hợp dữ liệu để tạo thành một bức tranh chính xác.
Kiểm tra từng mẫu quảng cáo, phát hiện 02 mẫu test hôm qua có CPO gần 120k. Check sâu vào thì CTR chỉ 0.7% (so với trung bình 2.1%).
- Quyết định (Decide): chọn một hành động từ những lựa chọn có thể.
Cần cải thiện CTR bằng việc thay đổi Headline và làm lại hình ảnh mới.
- Hành động (Action): thực hiện hành động, và quay lại bước 1.
Thực hiện, lên chiến dịch và kiểm tra lại CTR sau 24h.
Hoặc một ví dụ trong phát triển cá nhân.
- Quan sát (Observe): thu thập dữ liệu. Tìm hiểu chính xác bạn đang ở đâu và điều gì đang diễn ra.
Bạn 55kg và một vài chiếc quần ưa thích đã chật bụng.
- Định hướng (Oriented): phân tích/ tổng hợp dữ liệu để tạo thành một bức tranh chính xác.
Bạn ngồi 9 tiếng mỗi ngày và gần 3 tháng chưa có một hoạt động thể thao nào.
- Quyết định (Decide): chọn một hành động từ những lựa chọn có thể.
Hoặc nhịn ăn, hoặc dành 20p mỗi ngày cho chạy bộ, hoặc đi bơi 2 buổi/ tuần tuỳ bạn chọn để cải thiện tình trạng.
- Hành động (Action): thực hiện hành động, và quay lại bước 1.
Hành động ngay và nhìn lại bản thân sau 1 tuần thực hiện.
Rõ ràng càng có nhiều vòng lặp được thực hiện, bạn sẽ càng ít kg hơn 😀
Một nghiên cứu của ai đó không nhớ tên, khá nổi tiếng rằng nếu một nhóm được cung cấp hai thứ, một là một mục tiêu rõ ràng, và hai là một phương tiện để đánh giá tiến độ họ hướng đến mục tiêu, sẽ làm tăng đáng kể khả năng đạt được mục tiêu. Càng tự tin rằng mình có thể đạt được mục tiêu, thì càng có nhiều khả năng chúng ta sẽ đạt được như vậy.
Chúng ta càng xây dựng được càng nhiều vòng lặp OODA, thì sự nhạy bén và năng suất của chúng ta càng tăng lên.
Pingback: Behind productivity – xương sống của văn hoá năng suất cao – Xuan Lan Nguyen