Để hiểu như thế nào là lăng kính hay hệ quy chiếu. Hãy xem xét dãy số dưới đây:
8 – 5 – 4 – 9 – 1 – 7 – 6 – 10 – 3 – 2
Tương đối khó và gần như không thể tìm ra quy luật đúng không?
Nhưng đây là một thứ tự phổ biến chúng ta đều gặp hằng ngày, nếu là một người giỏi về các con số, bạn sẽ tìm ra ngay đáp án.
Bạn vẫn chưa giải được?
Những con số này được sắp xếp theo thứ tự chữ cái (*) đấy, và rất rất khó để bạn nhìn ra một khi bạn đang đắm đuối vào tư duy số học! Là lỗi của tôi, tôi đã đưa nhận định của mình rằng “người giỏi về con số” sẽ dễ dàng nhìn ra.
(*) Dãy số trên khi được viết thành chữ sẽ là eight – five – four – nine – one – seven – six – ten – three – two, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái
Cách mà một vấn đề được trình bày, qua hệ quy chiếu cụ thể, sẽ ảnh hưởng đến cách chúng ta xử lý thông tin hơn là chính bản thân thông tin được tiếp nhận.
Trong những năm tháng đi làm, tôi gặp rất nhiều người với những nhận định về một sự việc nghe có vẻ rất hay, nhưng càng trải nghiệm, tối hiểu ra rằng những điều mọi người nói và làm được đóng khung bởi những mong muốn mà họ cần được giải quyết trong các tình huống cụ thể, dù là vô thức hay hữu thức, và luôn được dẫn dắt bởi những động cơ, dù chính đáng hay không.
Việc của tôi, là critical thinking để đánh giá được thông tin tôi nhận được có đang đưa qua lăng kính nào không, từ đó đưa ra quyết định cho cuộc sống của mình.
Nhận diện được các thông tin, đánh giá và quan điểm cũng chính là điều tôi muốn truyền dạy cho con. Trở thành người có khả năng suy nghĩ mạch lạc và cẩn trọng cân nhắc tất cả khía cạnh của vấn đề gặp phải, sẽ khiến con bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm và tự tin vào bản thân mình.
Ảnh: Brust Shopify