2 tháng nay sau khi quan sát và ghi nhận các con số và xu hướng từ data studio, chữ “brand” và “làm brand” gợi lên cho mình rất nhiều suy tư, vì nó rộng quá, bao quát nhiều tầng nghĩa quá mà những gì mình biết và trải nghiệm vẫn là lát cắt rời rạc chưa được ghép lại hoàn chỉnh. Mình ghi chép lại những suy nghĩ đó ở đây để tìm kiếm một “dot connecting” nào đó thoã mãn đủ những câu hỏi và cảm xúc tại sao của chính bản thân mình trong tương lai gần.
1. Sự khác nhau của các khách sạn 4-5 sao gần gần nhau là gì?
Trên một con phố và có những khách sạn 5 sao, nghĩa là họ chia sẻ chung những điểm giống nhau như: vị trí thuận tiện như nhau, tiêu chuẩn phòng, tiêu chuẩn tiện ích & dịch vụ như nhau. Nhưng người ta luôn có những cảm nhận và đánh giá khác nhau về những khách sạn này. Nhìn có vẻ giống nhau những cái cảm nhận của người sử dụng là khác nhau, và cái cảm nhận này xuất phát từ 2 thứ:
– Thứ nhất là các điểm chạm liên tiếp khi lưu trú: từ bề ngoài có mới mẻ hợp phong cách không, từ cái mùi hương khi vào bên trong sảnh, từ từng món nội thất với chất liệu và hoàn thiện bề mặt như thế nào, vòi sen từ nhà tắm nước mạnh hay yếu, từ việc mất bao lâu để check in check out, hay cách những nhân viên hướng dẫn khách ra sao,.. vô số các điểm chạm và từng cái lại gieo vào người trải nghiệm những cảm xúc vui/ bực/ hào hứng/ xa lạ/ thân quen/ thán phục,… . Mỗi điểm chạm sẽ có những ảnh hưởng theo mức độ lớn/ nhỏ tuỳ vào nhu cầu và thời điểm. Để sau đó đến cuối buổi con người ta có thể rút gọn (vốn là bản năng của bộ não) bằng các câu nhận xét như: khách sạn này được á/ ở đây sướng ghê/ không bằng ở nhà,…
>> Để khách hàng có được cảm nhận tích cực và đúng với mong muốn của thương hiệu, cần tạo ra và quản lý một chuỗi các điểm chạm. Để xây dựng thương hiệu, “làm brand”, nó không chỉ là việc có một cái logo đẹp, một bộ mặt ưa nhìn, một vài quảng cáo thu hút, mà quan trọng hơn là việc quản lý được chuỗi điểm chạm với khách hàng.
– Thứ hai là thời điểm, ngay thời khắc người ta tiếp xúc với các điểm chạm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tác động đến cảm xúc và tâm trí của người đó. Mỗi điểm chạm giống nhau nhưng khác thời điểm sẽ mang đến tâm trạng rất khác nhau. Một ly nước ép lạnh vào giữa trưa cho khách du lịch sẽ làm người ấy sung sướng và có thiện cảm, nhưng một ly nước như vậy vào 8h tối với một khách công tác chỉ muốn nhận phòng nghỉ cho nhanh thì không còn cùng mức độ ảnh hưởng nữa.
Giống như bài hát Happy New Year cũng gợi cảm xúc dâng trào khi nghe trước thời điểm giao thừa, qua đó hoặc những tháng sau Tết sẽ không còn cảm xúc rộn ràng nữa.
>> Người làm brand nhất định phải là người nhạy cảm với “timing”, biết điều tiết những điểm tiếp xúc với khách hàng một cách linh hoạt và thức thời, không thể là người cứng nhắc làm theo quy trình được
2. Người làm brand là ai?
Theo quan sát từ cá nhân mình, để làm nên được thương hiệu đủ ảnh hưởng đến tâm trí khách hàng hoặc gieo vào khách hàng một ấn tượng nhất định nào đó phải xuất phát từ người đứng đầu thương hiệu đó.
Để tạo ra và quản lý các điểm chạm với khách hàng, thì đầu tiên phải biết mình cần đi đến đâu, mục đích là gì và cách mình chọn để đạt được kết nối mong muốn với khách hàng là gì. Và những điều đó thường đến từ người sáng lập hoặc người đứng đầu (nhưng sẽ có những ADN liên quan nhất định với người đứng đầu).
3. Sau cùng, một brand tồn tại lâu dài và bền vững có những điểm chung gì?
– Thứ nhất, phải là giá trị. Một thương hiệu được ghi nhớ dài lâu trong tâm trí khách hàng chắc chắn phải mang lại một giá trị hữu dụng, khiến cho cuộc sống hoặc tinh thần của khách hàng trở nên dễ dàng hay dễ chịu hơn.
The sparking moment – một cụm từ bản thân mình tự đặt, để chỉ thời điểm tự dưng thấy bản thân được kết nối với một thương hiệu nào đó, nó làm mình bỗng sáng ra, kích thích tâm trí và cảm thấy như mình thuộc về thương hiệu này, như Milan hay Một chẳng hạn.
– Thứ hai, họ luôn có một câu chuyện để kể, được kể rất dễ nghe dễ hiểu và kể liên tục.
4. Làm brand như thế nào
– 3 tầng chạm
– tiêu chuẩn thương hiệu
Note hoàn chỉnh ở: https://xuanlannguyen.com/2022/02/22/brand-la-gi-lam-brand-la-lam-gi/
Pingback: Brand là gì, làm brand là làm gì – Xuan Lan Nguyen