Người ta thích thay thế câu hỏi khó bằng những câu hỏi dễ hơn, hoặc bằng những câu họ thấy quen thuộc hơn.
Hỏi “Có nên tuyển ứng viên này không”
được thay thế bằng “Mình có thích bạn ấy không”
—
Hỏi “Có nên mua vào cổ phiếu của Thế Giới Di Động không”,
được thay thế bằng “Mình có thích mấy cửa hàng của Thế Giới Di Động hông”
—
Hỏi “Gần đây bạn có hạnh phúc hông”
được thay thế bằng “Tâm trạng hiện tại của mình thế nào nhỉ”
—
Hỏi “Bạn sẵn sàng đóng góp bao nhiêu tiền cho một sự kiện đáng thương đang được chia sẻ trên mạng xã hội”
được thay thế bằng “Mình cảm thấy xúc động đến mức nào khi nghĩ đến việc ấy”
—
Ngoại trừ những người có chuyên môn sâu trong lĩnh vực mà câu hỏi đặt ra, khi mà kinh nghiệm và kiến thức cho họ ngay một câu trả lời hoặc cách đi tìm câu trả lời đúng, nhưng nếu là một người bình thường, bạn sẽ có xu hướng thay thế.
Trước một câu hỏi khó, nếu không thể tìm ra ngay lập tức một câu trả lời, người ta sẽ tìm kiếm một câu hỏi liên quan nhưng dễ trả lời hơn hơn. Đồng nghĩa với việc người ta đang đưa ra nhận định về một thứ khác nhưng lại tin rằng mình đã đánh giá đúng đối tượng cần phán xét.
Chính vì điều này mà khách hàng thường hay “dính” vào “mồi”
Điều này tốt hay xấu?
Và nếu việc này diễn ra trong doanh nghiệp, cần có biện pháp gì không?